Khái niệm CMS đã trở nên khá phổ biến, đặc biệt là đối với người quản trị Website. Nhưng đối với những người mới biết về khái niệm này thì lại trở nên khá khó hiểu. Những câu hỏi đại loại như CMS là gì? Cách hoạt động như thế nào? Loại nào phổ biến hiện nay?…. Tất cả sẽ được chia sẻ ở bài viết dưới đây, cùng tham khảo nhé. 

CMS

CMS là gì?

  • Đây là phần mềm giúp người dùng tạo quản lý và sửa đổi nội dung trên trang web. Phần mềm này giúp bạn tạo trang Web, lưu trữ hình ảnh và nhiều chức năng khác. 
  • CMS(Content Management System) là hệ thống quản lý nội dung của trang web. Có chức năng điều khiển tất cả hoạt động về nội dung, thông tin của Website. Những nội dung bao gồm tin tức, hình ảnh, video, danh mục,… trên trang web. Đặc biệt, với CMS nâng cao người dùng còn có thể thay đổi hiển thị giao diện và nhiều thao tác phức tạp khác trên website. 

CMS hoạt động như thế nào?

CMS cho phép người dùng quản lý nội dung từ giao diện người dùng nội bộ hoặc trang tổng. Việc cài đặt rất dễ dàng, chỉ cần một cú nhấp chuột. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng sử dụng. CMS điều hướng cho các Marketer không chuyên về kỹ thuật. Điều này có nghĩa là bạn không cần thành thạo JavaScript, HLML, CSS.. mà vẫn có thể sử dụng phần mềm dễ dàng.

Bạn có thể chọn phần mềm CMS phù hợp để xây dựng trang web của mình. Nó cho phép bạn viết văn bản, chèn ảnh và đồ họa trực tiếp từ bảng điều khiển.

Các trang web được xây dựng với cơ sở dữ liệu tương tự như Excel, với giao diện an toàn.  Hiện có rất nhiều nền tảng xây dựng Web, phổ biến nhất là WordPress. WordPress là mã nguồn mở các tính năng, mẫu chủ đề và Plugin đa dạng. Không mất quá nhiều thời gian để cài đặt và tạo các trang web trực tiếp.

Các tính năng nổi bật của CMS

Bảo mật

Nếu bạn sử dụng CMS tiêu chuẩn với ít khả năng bảo vệ dữ liệu công ty, bạn có thể gặp các cuộc tấn công bảo mật không đáng có. Điều quan trọng là bạn cần tìm một dịch vụ, phần mềm này có thể tự đề xuất các bản cập nhật khi các lỗ hổng bảo mật xuất hiện.  

Đa ngôn ngữ

Hơn 75% người dùng Internet không giao tiếp bằng tiếng anh và yêu cầu nội dung dịch sang ngôn ngữ của họ. Ngoài ra, các trang Web của các công ty toàn cầu phục vụ khách hàng quốc tế. Vì vậy đòi hỏi phần mềm phải hỗ trợ các khả năng ngôn ngữ sau:

  • Đảm bảo kiến trúc trang Web cho các thị trường và ngôn ngữ toàn cầu.
  • CMS có khả năng nhập xuất văn bản dưới dạng XML hoặc các định dạng tiêu chuẩn khác.  
  • Đảm bảo phần mềm hỗ trợ đầy đủ Unicode.

Phân phối nội dung

Nội dung của bạn cần được định dạng phù hợp cho mọi thiết bị, Internet vạn vật, thực tế ảo tăng cường, trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo. Các thương hiệu phải chủ động cung cấp dịch vụ khách hàng đa kênh. Đảm bảo mọi khách hàng đều đọc được nội dung của bạn. Cách trực tiếp để làm được điều này là sử dụng Headless CMS hoặc Decoupled CMS,..

Công cụ tối ưu hóa SEO

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO là một thành phần thiết yếu của CMS, WCMS và ECMS. Yếu tố để xác định CMS thân thiện với SEO là:

  • Điều hướng thả xuống cần được tích hợp vào CSS
  • CMS phải có khả năng tùy chỉnh tiêu đề trang và Meta data
  • Đảm bảo URL thân thiện với SEO
  • Nên có chức năng tạo sơ đồ trang web XML
  • Hợp nhất các URL trùng lặp bằng thẻ Rel
  • Bắt buộc phải có thẻ ALT
  • Không nên sử dụng hoặc dựa vào Frames
  • Có điều hướng Breadcrumb
  • Nên có chuyển hướng 301
  • Hỗ trợ thời gian tải trang nhanh

Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng

Một phần mềm CMS tốt sẽ có được sự hài lòng của khách hàng. Bạn có thể xem các bài đánh giá CMS của Zesty.io trên Gartner Peer Insights. 

So sánh sự khác biệt của 3 loại hình CMS 

Mô hình truyền thống

Mô hình CMS truyền thống gắn với Backend vào Frontend của một trang web. Việc quản lý CMS Backend được ràng buộc trong cùng một hệ thống cung cấp nội dung. Các biên tập viên tạo và xuất bản nội dung trong phần Backend của một trang Web. Ngoài ra, tất cả các ứng dụng thiết kế và tùy chỉnh trang web cũng được lưu trữ trong phần Backend.

Các tính năng của CMS truyền thống

  • Giao diện người dùng hiển thị nội dung đã xuất bản trên các trang HTML
  • Content Management Backend 
  • Cơ sở dữ liệu lưu trữ nội dung
  • Bao gồm một ứng dụng để tạo và áp dụng các thiết kế Schema

Mô hình CMS tách rời

CMS tách rời chia việc quản lý Backend và Frontend của một trang Web thành hai hệ thống. Backend hoạt động riêng biệt với phần phân phối. Sau đó truyền qua API và xuất bản trong hệ thống Frontend riêng.

Mô hình CMS tách rời gồm:

  • Giao diện xuất bản nội dung Frontend và được kết nối với Contend Management Backend thông qua API.
  • Cơ sở dữ liệu lưu trữ nội dung
  • Giao diện quản trị gồm ứng dụng cho phép người dùng chỉnh sửa và quản lý nội dung.
  • Có thể suất bản nội dung trên mọi thiết bị.

Mô hình Headless CMS 

Cấu trúc mô hình này tương tự như cấu trúc CMS tách rời, nhưng thiếu hệ thống Frontend để xuất bản. Trong môi trường Headless CMS, hệ thống có khả năng biên tập và quản lý nội dung nhỏ. Sau đó sẽ xuất bản lên Web-Service hoặc API để có thể truyền tải nội dung tới bất kỳ hệ thống có truy cập Internet.  Headless CMS bao gồm:

  • Một chương trình phụ trợ quản lý nội dung
  • Một API
  • Không có giao diện xuất bản nội dung Drontend xác định trước và có thể xuất bản lên bất kỳ thiết bị nào được kết nối qua IoT ( Internet of Thing).

Kết luận

CMS giúp bạn có thể tạo một trang Web dù không hiểu về lập trình, Code. WanFang hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu CMS là gì. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các nền tảng CMS phổ biến hiện nay tại đây

Write A Comment