Quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm khi muốn xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình. Giúp các sản phẩm, ấn phẩm, các chương trình quảng cáo được đồng nhất và chuyên nghiệp hơn. Điều này rất có ý nghĩa đối với khách hàng, giúp hình ảnh thương hiệu ăn sâu vào tâm trí khách hàng.
Vậy quy chuẩn khi thiết kế Brand sẽ gồm những gì? Những tiêu chí nào tạo nên bộ brand identity đạt chuẩn nhất. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Đối tượng sử dụng bộ nhận diện thương hiệu
Đối tượng sử dụng bộ nhận diện là các giám đốc marketing, các đơn vị truyền thông của doanh nghiệp. Các nhân viên phòng ban marketing, truyền thông. Nhân viên bộ phận designer, in ấn.
Thường được sử dụng ở các phòng ban marketing, trực tiếp lên ý tưởng xây dựng, thiết kế và vận hành.
Quy chuẩn thiết kế bộ nhận diện
Quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu cần xây dựng tỉ mỉ, chú trọng từng chi tiết nhỏ. Đây là bộ mặt của doanh nghiệp, là bệ phóng giúp doanh nghiệp phát triển. Cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành nghề trên thị trường.
Để xây dựng brand identity, cần hiểu rõ định hướng doanh nghiệp, sản phẩm kinh doanh, mục tiêu hoạt động,..
Bộ nhận diện thương hiệu cần nhất quán
Tính nhất quán là yếu tố đầu tiên phải nghĩ đến khi thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu nào đó. Bộ nhận diện không có tính nhất quán thì không được xem là bộ nhận diện hiệu quả. Không có tính nhất quán sẽ khiến doanh nghiệp bạn không tạo được ấn tượng sâu trong tâm trí khách hàng. Đôi khi còn khiến khách hàng nhầm lẫn thương hiệu của bạn, vì nay thế này mai thế kia.
Chính những điều này, chắc chắn bạn phải tạo tính nhất quán cho thương hiệu của bạn đây là điều bắt buộc.
Thương hiệu cần có sự khác biệt
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu độc đáo sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích đấy. Đầu tiên phải kể đến là mang lại cảm giác đặc biệt cho khách hàng ngay lần đầu tiên thấy. Ngoài ra, thương hiệu sẽ không bị trùng lặp, làm khách hàng nhầm lẫn với các thương hiệu khác, các đối thủ cạnh tranh.
Thể hiện được nội dung doanh nghiệp muốn truyền tải
Khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cần khéo léo truyền tải thêm các thông điệp mà doanh nghiệp muốn người dùng nhớ đến doanh nghiệp bạn. Để khách hàng nhớ đến bạn là ai? bạn bán mặt hàng gì? Bạn cam kết những gì? Bộ nhận diện sẽ thay bạn giải đáp đến khách hàng.
Đáp ứng được tiêu chuẩn ngành hàng
Các đặc trưng riêng của ngành hàng cần thể hiện rõ trong bộ nhận diện. Ví dụ, thương hiệu bạn kinh doanh ẩm thực, trên bộ nhận thức thương hiệu cần kích thích vị giác. Trên brand identity về ngành mỹ phẩm cần tăng độ bóng bẩy của da.
Hiển thị tốt trên các kênh truyền thông
Thiết kế nhận diện thương hiệu cần đảm bảo luôn hiển thị tốt trên các đơn vị truyền thông như website, youtube,…các biển quảng cáo, các ấn phẩm truyền thông. Điều này giúp khách hàng cảm nhận được sự chuyên nghiệp, thấy rõ ý nghĩa bạn muốn truyền tải qua brand identity.
Bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu gồm những gì
Được doanh nghiệp phát triển theo nhiều hướng khác nhau, nhưng sẽ có một mô tuýp chung gồm:
- Logo, Slogan ( hướng dẫn sử dụng logo)
- Bao thư nhận diện sản phẩm
- Các ấn phẩm truyền thông
- Hệ thống biển, bảng
- Văn phòng, biểu mẫu văn phòng
- Đồng phục nhân viên
- Hệ thống các website
- Email giao dịch
- Bộ quà tặng
Kết luận
Khi tạo ra quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu, cần nắm được mục đích tạo nó để làm gì? Sẽ vận hành như thế nào?
Khi thành lập doanh nghiệp, xây dựng bộ quy chuẩn này tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc. Cần cân nhắc để phù hợp với điều kiện doanh nghiệp.