Thương hiệu càng được nhiều người biết đến thì càng có giá trị. Bài viết này chúng tôi sẽ phân tích các khía cạnh, cách hoạt động của mô hình nhận diện thương hiệu. Mô hình nhận diện thương hiệu có tên là Brand Identity Prism của chuyên gia xây dựng Jean-Noel Kapferer.
Một thương hiệu mạnh có thể giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng và được khách hàng công nhận.
Xây dựng được thương hiệu lớn mạnh giúp doanh nghiệp bạn nổi bật trước đối thủ. Thu hút nhiều khách hàng, tăng lòng trung thành.
Xem thêm: Vì sao cần thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Mô hình Brand Identity Prism
Trong mô hình nhận diện thương hiệu của Kapferer có các yếu tố chính sau:
- Vật chất (Physique)
- Đặc điểm (Personality)
- Văn hóa (Culture)
- Quan hệ (Relationship)
- Hình ảnh bản thân (Self image)
- Sự phản phán (Reflection)
Các thương hiệu mạnh sẽ tích hợp được cả 6 khía cạnh thành một tổng thể tạo ra bản sắc thương hiệu ngắn gọn hấp dẫn.
Yếu tố tạo nên bản sắc thương hiệu Brand Identity Prism
Physique
Yếu tố vật lý của một thương hiệu là những yếu tố bên ngoài có thể nhìn thấy bằng mắt như logo, bao bì, phông chữ, màu sắc, ấn phẩm. Đây là khía cạnh đầu tiên và cơ bản nhất để nhận diện một thương hiệu. Chúng cơ bản nhưng chắc chắn không đủ để tạo nên một thương hiệu lớn.
Ví dụ điển hình cho Physique là Iphone, khi khách hàng nghĩ đến iphone sẽ nghĩ đến sự hiện đại kiểu dáng đẹp và tối giản. Apple đã phản ánh rất thành công giá trị cốt lõi xuyên suốt chuỗi sản phẩm của mình.
Personality
Đặc điểm thương hiệu trong mắt người tiêu dùng là yếu tố thứ hai trong mô hình nhận diện thương hiệu. Tập hợp nhiều đặc điểm của con người, tính cách đặc trưng gắn với thương hiệu. Để truyền tải các thông điệp của sản phẩm đến người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể sử dụng giọng điệu, màu sắc, phong cách viết. Việc truyền tải này phải diễn ra xuyên suốt, thống nhất với nhau từ đầu đến cuối. Có thể sử dụng màu sắc như một cách truyền tải cảm xúc đến người tiêu dùng. Như cách Coca Cola sử dụng màu đỏ để thể hiện niềm hạnh phúc đến mọi người vậy.
Culture
Văn hóa chính là các giá trị tổng hợp tạo nên nền tảng cho thương hiệu của bạn. Bao gồm hệ thống giá trị các nguyên tắc cơ bản doanh nghiệp đã dựa trên hành vi người dùng. Một số thương hiệu sử dụng văn hóa trong thiết kế nhận diện thương hiệu như Ferrari gắn liền với sự sang trọng, thể thao của Ý.
Relationship
Relationship là yếu tố quan hệ giữa thương hiệu với người tiêu dùng. Mối quan hệ này bao gồm cả khía cạnh mối quan hệ trừu tượng cho đến khía cạnh mối quan hệ hữu hình như sản phẩm dịch vụ.
Thương hiệu có thể tự quyết định việc sẽ kết nối với người tiêu dùng như thế nào, mối quan hệ với người tiêu dùng là gì.
Self-image
Mỗi thương hiệu sẽ có những nhóm khách hàng mục tiêu riêng của mình. Tùy vào khách hàng đó là ai, doanh nghiệp sẽ có cách thể hiện cá tính thương hiệu khác nhau. Nếu khách hàng là đối tượng trẻ, hình ảnh thương hiệu cần năng động, vui vẻ. Còn nếu là khách hàng thành đạt, có địa vị cao trong xã hội thì cần thể hiện thương hiệu theo hướng sang trọng, đẳng cấp. Đây chính là hình ảnh khách hàng nhìn nhận về doanh nghiệp bạn.
Khi nhìn vào thương hiệu, người ta có thể dễ dàng nhận ra khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đó hướng đến là ai.
Ví dụ: Khách hàng mục tiêu của Dior là các cô nàng hợp thời trang, luôn tìm kiếm sự độc nhất và sang trọng. Hay adidas sẽ phân khách hàng mục tiêu thành nhiều tầng lớp khác nhau và phân phối sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
Reflection
Thương hiệu chính là tấm gương phản chiếu hình ảnh của khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đó đang nhắm đến. Qua thương hiệu, người dùng có thể thấy được hình ảnh, phong cách mình trong đó. Từ đó mới thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng.
Kết luận
Mô hình nhận diện thương hiệu Brand Identity Prism giúp doanh nghiệp truyền tải hình ảnh và thông điệp đến khách hàng một cách dễ dàng.
Xem thêm: Thương hiệu sản phẩm