Slogan thu hút khách hàng ở khâu cảm nhận, tương tác đầu tiên với khán giả. Điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn, thu hút và độc đáo của cụm từ quảng cáo. Ở giai đoạn tham gia, khi khách hàng đưa ra quyết định mua hàng, giá trị tiếp thị của khẩu hiệu sẽ phát huy tác dụng. Đó là lý do mà việc lựa chọn một cụm từ ngắn tưởng chừng như đơn giản lại vô cùng thử thách.

Bài viết hôm nay sẽ phân tích các mẹo để tạo một slogan đáng nhớ chinh phục mọi khách hàng. 

Hãy kết hợp với một logo

Để quảng bá thành công một thương hiệu, khẩu hiệu phải kết hợp với những hình ảnh mang tính biểu trưng. Về mặt này, logo chính là một sự kết hợp tuyệt vời và hoàn hảo nhất. Đó là lý do vì sao chúng ta thường thấy những logo của các thương hiệu nổi tiếng luôn đi kèm với câu slogan được đặt ngay bên dưới. 

Hơn nữa, logo và khẩu hiệu cần được thiết kế cùng tông màu, phông chữ…Hoặc là chúng tạo nên sự tương phản nhưng lại gây ấn tượng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng giữa chúng có một sự hài hòa nhất định. Ngoài ra, các thương hiệu hàng đầu cũng liên tục thay đổi khẩu hiệu của họ. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên trung thành với một logo nhất định để khách hàng không bị quá rối và có thể không nhận ra thương hiệu của bạn.

Các câu khẩu hiệu của các thương hiệu nổi tiếng luôn đi kèm với logo của họ
Các câu khẩu hiệu của các thương hiệu nổi tiếng luôn đi kèm với logo của họ

Tuân thủ nguyên tắc tối giản

Đây là mẹo tạo slogan tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất quan trọng. Một khẩu hiệu chỉ hiệu quả nếu khán giả có thể đọc và hiểu nó ngay lập tức.

Bạn chỉ có vài giây để gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng thông qua slogan. Vì thế, hãy cố gắng đưa ra những từ ngữ ngắn gọn nhất có thể. Số lượng từ lý tưởng mà chúng tôi đề xuất là 5 từ.

Hơn nữa, bạn cũng nên tránh sử dụng những từ khó và quá học thuật. Chúng ta có xu hướng né tránh những nhiệm vụ khó khăn. Vì thế, bộ não sẽ có xu hướng ‘’không hợp tác’’ để ghi nhớ một cụm từ khó nhằn mang tính học thuật hoặc chuyên môn. Thêm vào đó, slogan chứa những cụm từ này cũng rất khó để thu hút khán giả từ những giây đầu tiên. Họ sẽ ngay lập tức bỏ qua nó vì sự khó hiểu và phức tạp của chúng.

Ví dụ: một khẩu hiệu đơn giản tiêu biểu có thể nhắc đến là: Just Do It (Chỉ cần làm điều đó) của hãng thời trang đình đám Nike. 

Slogan của thương hiệu nổi tiếng Nike
Slogan của thương hiệu nổi tiếng Nike

Câu slogan nên trung thực 

Trung thực trong kinh doanh là rất quan trọng. Bạn có chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng cung cấp sản phẩm có chất lượng như khẩu hiệu của bạn nói không? Nếu không, thì bạn hãy thay đổi câu slogan đến khi nó thực sự phù hợp.

Bạn cũng nên hạn chế sử dụng các từ “tốt nhất” hoặc ‘’duy nhất’’.

 Thứ nhất, đây là những từ tiêu chuẩn tuyệt đối. Trong khi việc so sánh các khía cạnh trong lĩnh vực kinh doanh là tương đối. 

Thứ hai, ngay cả khi đúng, những tuyên bố như vậy không dễ dàng để chứng minh sự thật ngay lập tức. Ngược lại, khán giả sẽ tỏ ra hoài nghi về thương hiệu ngay từ đầu.

Ở đây, chúng ta chỉ cần phải truyền đạt thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao. Quan trọng hơn là chúng phản ánh thực tế chất lượng sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Đây cũng là một trong những cách quan trọng mà doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin và giữ chân khách hàng hiệu quả. 

Xác định đối tượng mục tiêu của bạn

Đối tượng mục tiêu là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn phải cân nhắc khi chọn slogan. Chẳng hạn, nếu đối tượng mục tiêu của bạn là giới trẻ, hãy chọn những slogan mang tính năng động và phá cách. Nếu họ là những người phụ nữ trung niên thì chúng nên là những từ ‘’sang trọng’’ và ‘’nhẹ nhàng’’.

Đặc biệt, đối với các công ty đa quốc gia, hãy chú ý nhiều một chút về ý nghĩa của từng từ trong slogan. Một sự thật là khi được dịch sang tiếng nước ngoài, ý nghĩa của khẩu hiệu có thể thay đổi đáng kể. Do đó, trước tiên, hãy cố gắng dịch khẩu hiệu mới của bạn sang một số ngôn ngữ. Và chỉ khi bản dịch không làm thay đổi quá nhiều ý nghĩa mà bạn muốn truyền tải thì slogan của bạn sẽ cùng với thương hiệu vươn xa tầm quốc tế.

translation

Sử dụng các phép tu từ trong văn học

Ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại, so sánh điếu chiếu, chơi chữ, lặp từ, gieo vần… là những phép tu từ khá quen thuộc. Đây cũng là mẹo mà nhiều thương hiệu sử dụng để tạo slogan dễ nhớ.

Chẳng hạn: Bảo hiểm Prudential với câu slogan ‘’luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu’’ với phép lặp từ. Kids plaza với câu “An toàn cho bé, giá rẻ cho mẹ’’ sử dụng phép gieo vần…

Author

Write A Comment